Thoái hóa khớp là gì ? Điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm

 Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dịch khớp suy giảm, gây viêm nhiễm. Lâu dần lớp sụn khớp sẽ bị mỏng và xù xì khiến khớp bị đau nhức mỗi khi vận động. Chính sự thay đổi cấu trúc này khiến cho mật độ khoáng cũng như độ bền chắc của khớp xương giảm sút rõ rệt

Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Theo các chuyên gia xương khớp, có thể kể đến những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp như sau:

Quá trình lão hoá tự nhiên: Thoái hóa khớp bắt nguồn từ lão hóa xương nên tuổi tác càng cao thì sẽ càng dễ mắc bệnh. Thông thường thoái hóa khớp thường xuất hiện sau 40 tuổi.

Khớp bị tổn thương: Chấn thương do tai nạn hoặc vận động quá sức.Béo phì, thừa cân dễ khiến cho trọng lượng cơ thể chèn ép lên các khớp và dẫn đến thoái hóa, đặc biệt là khớp gối.

Dị tật bẩm sinh ở khớp: Người mắc các dị tật bẩm sinh ở khớp hoặc xảy ra lúc còn trẻ thì có nguy cơ bị thoái hóa khớp rất lớn và nghiêm trọng. Di truyền: Người trong gia đình có bố hay mẹ mắc bệnh thì cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Thoái hoá khớp

Những ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp

Theo các chuyên gia về xương khớp, nhìn chung bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh thoái hóa khớp, tuy nhiên có một vài yếu tố là tác nhân tăng cao nguy cơ mắc bệnh:

Trong gia đình có người đã mắc bệnh đau khớp, có tiền sử thoái hóa khớp

Người cao tuổi, thường ở độ tuổi trên 50

Do tính chất công việc nặng nhọc hoặc quá sức gây ra những tổn thương đến xương khớp

Gần đây thoái hóa khớp đang trẻ hóa, chuyển hướng tấn công mạnh người trẻ tuổi đặc biệt là dân văn phòng.

Bị chấn thương về xương khớp do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Nữ giới có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn so với nam giới.

Người bẩm sinh có khớp bị dị tật hoặc sụn bị khuyết tật cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh hơn.

Bệnh xương khớp 

Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp

Theo các chuyên gia về xương khớp, khi bệnh thoái hóa khớp tiến triển nặng mà không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng của bệnh sau đây:

Biến dạng khớp: Thoái hóa khớp chắc chắn gây ra biến chứng biến dị khớp, do sự xuất hiện của các gai xương trong khớp, hay do lệch trục khớp, thoát vị màng hoạt dịch. Biến chứng biến dạng khớp có thể thấy rõ nhất ở thoái hóa khớp gối. Khớp gối của người mắc bệnh lý thoái hóa khớp sẽ bị vẹo ra ngoài hoặc vào trong, khiến cho người bệnh có cảm giác mình bước thấp bước cao.

Khi đã đến giai đoạn biến chứng thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong di chuyển, vận động. Biến chứng nặng của thoái hóa khớp hàng còn gây ra cong vẹo cột sống, trượt đốt sống.

Hạn chế vận động, tàn phế, bại liệt: thoái hóa khớp khiến người bệnh luôn cảm thấy đau mỏi bất cứ lúc nào, dẫn đến tâm lý lười vận động, và chỉ muốn nằm nghỉ. Càng với tình trạng như vậy lâu ngày, các khớp cứng dần, co lại, giảm khả năng linh hoạt, vận động do các khớp bị bám đầy gai xương. Cùng với đó là tình trạng teo cơ, khiến các cơ khớp xương đã yếu lại càng yếu hơn. Bởi vậy những người mắc thoái hóa xương khớp có tỷ lệ bị tàn phế, bại liệt rất cao, kèm theo các hội chứng chèn ép dây thần kinh và tủy sống nguy hiểm đến tính mạng.

Biến chứng của thoái hóa khớp dẫn đến các bệnh lý khác liên quan như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, vôi hóa cột sống, ung thư xương, đau khớp, các bệnh nhiễm khuẩn xương khớp rất nguy hiểm, khiến cho hệ thống xương khớp đàn bị phá hủy. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp nặng hơn đó là nhồi máu cơ tim, đột quỵ đe dọa sức khỏe cũng như tính mạng của nhiều người bệnh thoái hóa khớp.

Để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp, bệnh nhân thoái hóa khớp cần siêng năng vận động, đi khám cũng như tuân thể phác đồ do bác sĩ chỉ định để kiểm soát tối đa tiến triển của bệnh thoái hóa khớp.

Các phương pháp điều trị Thoái hóa khớp hiện nay

Điều trị thoái hóa khớp bằng Tây y

Khi bị cơn đau thoái hóa khớp làm phiền, hầu hết người bệnh đều có thói quen ra quầy thuốc gần nhà để mua thuốc giảm đau mà không cần đi khám hay bất cứ lời khuyên nào từ bác sĩ. Thuốc giảm đau có rất nhiều loại, giảm đau thông thường paracetamol, giảm đau mạnh hay giảm đau chống viêm (nhóm thuốc không steroid)… Ưu điểm của các loại thuốc này đó là hiệu quả nhanh chỉ sau 30 phút

Nhưng theo khuyến cáo từ các bác sĩ, dùng thuốc tây y sẽ dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc, gây phản ứng phụ nếu lạm dụng. Vì vậy người bệnh thoái hóa khớp chú ý không tự tiện uống thuốc khi không có hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc.

Điều trị thoái hóa khớp bằng phẫu thuật

Khi tất cả các liệu pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả điều trị hiệu quả. Phẫu thuật chính là phương án cuối cùng được bác sĩ chỉ định và lựa chọn, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại khớp gối. Tuy nhiên, bất kỳ biện pháp chữa thoái hóa khớp nào cũng mang ưu và nhược điểm riêng, phẫu thuật cũng nằm trong số đó. Những tai biến trong quá trình phẫu thuật và thời gian hậu phẫu có thể làm bệnh nhân liệt vĩnh viễn, đây là rủi ro mà bệnh nhân có thể gặp phải. Ngoài ra, chí phí rất cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện thay. Đặc biệt, hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề bác sĩ phẫu thuật.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định thực hiện.

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp y học cổ truyền

Liệu pháp điện sinh học DDS kết hợp với xoa bóp bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiện đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay mang lại hiệu quả ngoài mong đợi chỉ sau vài lần điều trị.

Dưới tác dụng của dòng điện sinh học truyền qua người thầy thuốc kết hợp với liệu pháp bấm huyệt giúp làm thông các kinh lạc, mạch máu bị tác nghẽn, đào thải độc tố tích tụ tại các vùng bị tổn thương. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ dần dần phục hồi lại các vùng xương khớp tổn thương.

Tư vấn & hỗ trợ: 0984026897


Nhận xét